Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Qua hai bài về cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng  giữa thai kỳ chúng về ta đã tìm hiểu về cách chăm sóc bà bầu trong 6 tháng đầu tiên. Trong bài viết này chuyên trang meyeucon.vn xin tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu tốt nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chăm sóc bà bầu
Chăm sóc bà bầu – Ảnh minh họa
1. Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 7 (tuần 25 – tuần 28)
Trong tháng này bạn có thể  bị đau xương sườn do thai ép lên, tăng cân nhiều hơn, tử cung to ra, bụng trên đã nhô ra, cảm giác đau lưng rõ rệt hơn. Cơ tử cung bắt đầu nhạy cảm với những kích thích bên ngoài như dùng tay kích thích hơi mạnh vào bụng là tử cung đã hơi co thắt, vũ sẽ rỉ ra sữa non. Có cảm giác căng bụng, thông thường, sau vài giây là hiện tượng này sẽ biến mất, nên không cần lo lắng. Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau.
Trong tháng này bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Duỗi thẳng chân, gập mắt cá và xoa bóp bắp chân không đi giày cao gót và các loại giày, tất chật để tránh tê chân.  Người chồng nên massage lưng, đùi và bàn chân cho vợ để vợ giải toả áp lực tâm lý, giúp vợ luôn thoải mái, vui vẻ. Người chồng rửa tay sạch, cả hai cùng hít thở sâu và thả lỏng, có thể nghe nhạc để thả lỏng, có thể sử dụng dầu massage, mỗi bộ phận massage khoảng 10 phút là được. Trong quá trình massage, nếu thai phụ có dấu hiệu khó chịu thì nên dừng lại ngay.
Không nên ngủ ở tư thế nằm ngửa, thông thường ngử ở tư thế nằm nghiêng sang bên trái là tốt nhất. Không nên ưỡn bụng khi đi, như thế sẽ làm cho bụng đau hơn. Khi đi, cần cố gắng giữ thẳng lưng. Khi ngồi, không nên bắt tréo chân, và không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng
2. Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 (tuần 29 – tuần 32)
Trong tháng này, bạn có thể nhận biết bé nấc cục, bé cử động nhiều và bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Tử cung to ra nhanh chóng, bụng nhô ra rất rõ, rốn cũng lồi theo, động tác ngày càng chậm, dễ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, đau dạ dày, tức ngực. Một số thai phụ có thể thường xuyên bị chuột rút. Các triệu chứng như đau lưng, táo bón, sưng phù, giãn tĩnh mạch…có thể sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Tình trạng rạn da sẽ giảm sau khi sinh xong, tuy nhiên bạn có thể dùng kem dưỡng da để giảm ngứa và giữ ẩm cho da. Tuyệt đối không được gãi vào những chổ rạn da. Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn nhiều trái cây. Nếu được, nên tránh những món ăn chứa nhiều hydrat cacbon, đường và mỡ. Nên đứng thẳng, giữ khung chậu nằm trên trục cơ thể và phân phối sức nặng đều lên toàn bộ hai bàn chân..
Trong thời kì cuối, thai phụ rất dễ bị viêm nhiễm và sinh non, vì vậy, không nên quan hệ tình dục.  Người chồng phải làm tất cả những công việc nhà, cho dù là những việc đơn giản, vì trong thời kì này, thai phụ sẽ rất mệt khi làm việc đồng thời tích cực học hỏi những kiến thức có liên quan đến việc chăm sóc thai phụ ở thời kì cuối và khi sinh nở, hiểu rõ những thay đổi của cơ thể vợ, nhận biết một số dấu hiệu dị thường và cách xử lý. Phải dành thời gian để ở bên vợ, chăm sóc vợ, nhắc nhở những việc vợ cần làm. Thường xuyên massage để giải toả cảm giác căng thẳng và khó chịu cho vợ. Phải chuẩn bị tâm lý để không mất bình tĩnh khi gặp vấn đề.
Trong tháng này bà bầu không nên xem tivi hoặc lên mạng quá lâu, phải giữ cho sinh hoạt có quy luật. Không nên kích thích đầu vú và bụng quá mạnh, không nên tiến hành những vận động có thể tạo ra xung kích và chấn động cho bụng để tránh sinh non. Không nên ở một tư thế quá lâu, phải nhớ thay đổi tư thế. Không nên tắm bồn để tránh viêm nhiễm.
bà bầu 3 tháng cuối
Bà bầu 3 tháng cuối cần được chăm sóc đặc biệt
3. Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 9 (tuần 33 – tuần 36)
Trong tháng này bạn sẽ có cảm giảm ợ nóng, khó tiêu và khó thở, đi tiểu thường xuyên, tay chân bị phù thũng, dễ mệt mỏi, bụng to hơn, đau dạ dày, tiêu hoá kém, khó thở… có thể sẽ càng nặng hơn, tim đập nhanh và thở dốc. Tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu. Một số thai phụ còn có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt… Bản năng ”lót ổ” của bạn sẽ trỗi dậy và bạn có cảm giác mình bị thôi thúc phải quét tước, dọn dẹp nhà cửa.
Tuy nhiên bạn hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Bạn đừng nên làm việc gì quá sức vào lúc này. Hãy thay đổi tư thế thường xuyên để đáp ứng lại những đợt chòi đạp của bé. Hãy đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng đau , sưng tê chân tay.
Trong thời gian này, thai phụ không nên ăn nhiều đồ ngọt, lượng đường trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, Không nên sợ việc sinh đẻ, vì đó là chuyện mà hầu hết phụ nữ đều phải trải qua. Hơn nữa, trong điều kiện y học ngày nay, tuyệt đại đa số quá trình sinh đẻ của phụ nữ đều diễn ra thuận lợi, vì vậy, phải tự tin vào chính mình, không có gì đáng sợ.
Càng gần đến ngày sinh, người chồng càng cảm thấy lo lắng, căng thẳng do người chồng thường không biết xảy ra chuyện gì. Để giải toả tâm trạng này, tốt nhất người chồng nên học hỏi những kiến thức có liên quan và tìm hiểu những tình huống có thể xảy ra. Người chồng nên sắp xếp tốt công việc của mình của mình, trong thời gian này không nên đi công tác xa, vì nhiều tình huống có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên người vợ rất cần có chồng ở bên cạnh. Người chồng phải giữ thái độ tự tin, bình tĩnh để cho vợ có tâm lý tự tin và thoải mái đối mặt với quá trình sinh đẻ. Người chồng phải liên hệ với vài người có thể giúp mình trong những lúc cấp bách. Chọn bệnh viện, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi nằm viện, dọn dẹp nhà cửa, bố trí phòng cho em bé, chuẩn bị đồ dùng cho con, bàn bạc với vợ về người chăm sóc trẻ, sắp xếp cuộc sống sau khi sinh.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em,…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét