Ai cũng muốn thiên thần của mình ngoan ngoãn, tự lập, vui vẻ, không bao giờ quấy khóc… Nhưng đã là trẻ con thì chẳng có bé nào là không khóc, quan trọng là khóc ít hay khóc nhiều mà thôi.
Tiếng khóc của bé báo hiệu những “vấn đề” mà bậc phụ huynh cần tìm hiểu và dỗ dành.
“Con đói, mẹ ơi!”
Những dấu hiệu ngoài khóc thét, bé còn liếm mép, miệng nhóp nhép, liếm liếm, “mừng húm” khi có một vật gì đó “bay” qua miệng. Tiếng khóc đòi ăn của bé chiếm phần lớn. Chỉ cần có “ti mẹ” hoặc một bình sữa ấm áp, bé sẽ dịu giọng và ngoan ngoãn ngay.
Bé khóc vì tã “nặng trĩu”
Chị Thúy Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Thằng Tũn nhà mình thích ‘sạch’ lắm. Chẳng biết bé khác thế nào nhưng khi con tè hay đi ị xong là khóc đòi bố mẹ thay ngay”.
Vì thế “trộm vía” Tũn tuy mới có 2 tuần tuổi nhưng ngủ một mạch tới sáng không đòi ăn, thi thoảng “nhấp nhổm” khóc đòi thay tã thôi.
Các chuyên gia cho rằng một số bé không thể chịu được khi tã của chúng bị bẩn, bị ẩm ướt, nhớp nháp. Thêm vào đó, làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ sơ sinh đặc biệt mẫn cảm và dễ bị tổn thương bởi chất bẩn. Tự bảo vệ mình trước mọi rắc rối, trẻ “mách” luôn bố mẹ bằng tiếng khóc của mình. Chỉ khi nào tã bỉm khô thoáng, thơm tho sạch sẽ bé mới ngoan.
Việc bé bị ủ ấm quá mức dù trong thời tiết nóng hay lạnh đều không ổn,
điều này khiến bé ra nhiều mồ hôi, gây ốm (Ảnh minh họa)
“Con muốn ị mẹ ơi”
Mẹ ít sữa, cho bé “chiến” sữa ngoài, điều này khiến bé dễ bị táo bón. Những lúc khó ị, bé “rặn” đỏ bừng mặt nhưng không ăn thua. Bé đầu hàng bằng tiếng khóc dấm dứt. Việc cần làm của mẹ đó là nên cho con uống thật nhiều nước và bổ sung thêm nước ép hoa quả.
Lạnh quá hoặc nóng quá
Các bé mới sinh thường được ủ trong nhiều lớp quần áo, tã, khăn hơn bình thường. Các bà mẹ cứ nghĩ bé sẽ lạnh, không đủ ấm vì “không khí bên ngoài sẽ lạnh hơn so với khi bé ở trong bụng, cách tốt nhất là nhồi thật nhiều quần áo”. Đó là một suy nghĩ sai lầm.
Việc bé bị ủ ấm quá mức dù trong thời tiết nóng hay lạnh đều không ổn, điều này khiến bé ra nhiều mồ hôi, gây ốm. Chưa nói đến ốm nhưng nhiệt độ cơ thể, rồi mồ hôi sẽ khiến bé khó chịu, bức bối. Đây là lý do khiến con khóc nhè.
“Con muốn được ôm ấp vỗ về”
Sau khi no bụng, bạn vẫn thắc mắc vô cùng không hiểu tại sao con lại khóc. Đơn giản, bạn chỉ cần gần gũi, âu yếm con, cưng nựng bé một vài phút, bé sẽ dần dần đi vào giấc ngủ trên bàn tay mềm mại của mẹ.
Khi còn nhỏ, trẻ nhỏ luôn có nhu cầu được gần gũi với cha mẹ, được nghe âm thanh quen thuộc của bố mẹ. Do đó, bé gọi người thân bằng… tiếng khóc. Bậc phụ huynh an tâm rằng không phải cứ “bế nhiều là con hư” đâu, mà bạn chỉ cần yêu thương, dịu dàng với bé, cái ôm ấm áp này sẽ khiến bé được trấn an. Bố mẹ hãy yên tâm vì thói quen thơ bé này sẽ thay đổi theo thời gian bé lớn.
“Khách không mời” ký sinh lên người bé
Có thể là một mẩu giấy, một sợi chỉ dính lên người bé, thậm chí là bố mẹ đeo tất chật quá cho con, ngứa da do mặc áo len có lông xù… tất cả điều này đều có thể là nguyên nhân khiến bé khó chịu, tiếng khóc báo hiệu cho bạn điều đó.
Bé hoảng sợ
Bé mới ra đời rất hay bị giật mình, đơn giản chỉ bởi môi trường xung quanh còn lạ lẫm, khó hiểu quá. Tiếng hắt xì hơi quá to của ông, tiếng chú chó kêu gào ngoài xóm hay tiếng bô xe máy rít phì phì ngoài đường cũng khiến bé giật nảy mình thảng thốt và khóc váng nhà.
Chắc chắn, lúc đó bé đang hoảng sợ. Lúc này bố mẹ nên ôm chặt con, thủ thỉ, âu yếm con bằng những câu vỗ về, an ủi, để bé chắn chắn rằng “con không chỉ có một mình, con không cô đơn”.
Sự vỗ về kịp thời này sẽ khiến con ý thức được chuyện gì đang xảy ra xung quanh. Sự hoảng sợ trong bé sẽ dần thay đổi bằng sự tìm hiểu “tại sao lại thế”.
Con muốn ngủ
Con đã no bụng, bỉm thông thoáng, sạch sẽ, phòng yên ắng, mắp bé nhắm tịt lại, chân tay khua khoắng và miệng bé… tru tréo. Đơn giản bé đang muốn được bố mẹ “ầu ơ” để dần dần đi vào giấc ngủ được sâu hơn thôi.
Bé mệt mỏi
Sau một ngày cho bé đến nhà ông bà chơi, bé khóc nhiều hơn, bạn lo lắng con bị sốt, bé không thích nghi khi đến nhà người khác. Thật ra, các bé sơ sinh thường rất khó thích nghi với tất cả những kích thích bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn hay việc di chuyển đi chơi… Và tiếng khóc có thể là cách để bé nói “con muốn được đi ngủ, con mệt lắm rồi”.
Bạn hãy âu yếm con, dành cho con một không gian thoáng và kín gió, ấm áp đặc biệt trong những ngày lạnh như thế này, chắc chắn sau khi bé tỉnh dậy, bé lại vui tươi như bình thường.
Bên cạnh đó, nếu không phải như vậy, bạn có thể kiểm tra con bằng cặp nhiệt độ. Có thể sau một ngày đi chơi mệt nghỉ, con bị ốm.
Bé khóc vì bụng bỗng dưng đau
Nhiều bà mẹ “bó tay” vì không hiểu bé khóc do lý do gì khi bé đã no, sau một giấc ngủ ngon, sâu, sạch sẽ… đau bụng có lẽ là điều bạn nên nghĩ đến vào lúc này. Bạn có thể sờ và kiểm tra xem bụng con thế nào, cứng hay mềm… Nếu âu yếm, xoa bụng mà bé vẫn khóc, bạn không nên chần chừ đưa con tới ngay bệnh viện.
Bé khóc vì mọc răng
Khi thấy bé hay khóc kèm theo những triệu chứng thích gặm cắn đồ vật, cáu kỉnh, chảy dãi, khóc nhè, ngủ không sâu… con không hề ốm nhưng lúc nào tâm trạng cũng khó chịu, bạn hãy kiểm tra lợi và răng của bé.
Nếu bé “lười ăn” những thức ăn quen thuộc, đừng ép bé. Hãy cho bé ăn những món khác, ăn lạnh, ví dụ như rau quả nghiền nhuyễn làm mát từ tủ lạnh, sữa chua, mứt… Cho bé gặm cà rốt, táo, dưa chuột mát khiến cơn “nhức răng” trong bé thuyên giảm.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ
chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp
khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng
và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển
trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của
cha mẹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét