Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Bí quyết trị tắc sữa

Sau sinh,đặc biệt là các chị em sinh con đầu lòng hoặc sinh mổ thường gặp tình trạng tắc tia sữa. Dưới đây, kienthucgiadinh.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn những bài thuốc dân gian hữu hiệu để “gọi sữa về”.
5f223anhungdieumecanbietkhilan
Dùng để uống:
1. Quả mướp già, sau khi phơi khô các bạn đập vỏ và bỏ hạt, sau đó cho thêm 10 gai bồ kết, 1 củ hành tím rồi bỏ vào ấm nhỏ có chứa sẵn 2 bát( chén) nước. Đum sôi, để lửa nhỏ cho đến khi đặc lại còn khoảng 1 chén thì lấy ra uống. Tiếp theo dùng tay massage nhẹ nhàng từ trên xuống dưới rồi nhờ người lớn mút mạnh bầu vú để kích thích sữa ra. Làm thế khoảng 2-3 lần là sữa sẽ thông.
2. Nước lá đinh lăng:
Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.
Ảnh minh họa
3. Nước lá bồ công anh:
Lấy khoảng 100g lá bồ công anh tươi, sau đó các mẹ rửa thật sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Cho khoảng 150ml nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút. Lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày.
Dùng để đắp:
4. Hành tím
Hành khô sắt lát mỏng khoảng 1.5 mm, sau đó đắp lên bầu ngực chừa phần đầu ti, lấy khăn mỏng đắp lại. Sau đó kết hợp massage bầu ngực.
Ngày làm 2 lần, khoảng 2-3 ngày sữa sẽ về.
Ảnh minh họa
5.  Lá mít:
Hái 18 lá mít to đẹp, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
6. Xôi nếp:
Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
7. Đu đủ:
Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.
8. Men rượu:
Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả.
9. Lá bắp cải:
Mua nguyên 1 bắp lớn, sau đó tách lá rửa sạch, lọc bỏ bớt phần lá mềm, chừa phần gọng cứng rồi nướng lên cho nóng. Sau đó lấy khăn sữa đắp lên ngực rồi chườm phần gọng cải đã nướng lên( nhớ chừa đầu ty nhé) , chườm nhiều ở phần ngực bị cứng, rồi dùng tay vuốt nhẹ là được.
10. Hái đinh lăng và diếp cá:

Hái đinh lăng và diếp cá mỗi thứ 1 nắm, sau đó bỏ vào cối giã nhỏ , lấy bã đắp lên ngực rồi cuốn lại.
Ảnh minh họa
11. Lá tía tô, ngọn rau dừa nước:
Cũng như trên lá tía tô và ngọn ra dừa nước rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên 2 bầu ngực và băng lại.
12. Lá bồ công anh, lá gấc:
Hai loại lá này mỗi lại 1 nắm, rửa sạch, giã nhuyễn thêm 1 chút rượu vào, sau đó đắp lên ngực rồi băng lại.
Phòng chống tắc tia sữa
Ảnh minh họa
13. Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
14. Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
15. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
Các mẹ có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc cần những chẩn đoán chính xác để đảm bảo an toàn thì nên đến bác sĩ chuyên khoa sớm.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Cách cho bé giấc ngủ sâu nhất

Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng, ngủ sâu không những giúp trẻ khỏe mạnh mà còn giúp trí não của trẻ phát triển tốt. Và để giấc ngủ của trẻ sâu, có lợi cho sự phát triển cha mẹ trẻ cần tránh một số điều sau đây: 
Không nên để trẻ ngủ trên giường mềm
Giai đoạn trẻ 3 – 6 tuổi, các cơ quan trên cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, đặc biệt là bộ xương. Lúc này, xương của trẻ có đặc điểm là mềm, nhất là xương cột sống tính đàn hồi của xương lớn và khó bị dập xương. Khi ngủ trên giường mềm hay giường sôpha dù nằm ngửa hay nằnm nghiêng thì cột sống vẫn luôn ở trạng thái cong không bình thường. Lâu dần, cột sống và xương tứ chi có thể phát triển biến hình, cong vẹo, hễ cột sống hay xương tứ chi phát triển biến hình thì sau này việc điều chỉnh sẽ rất phức tạp. Lời khuyên đưa ra là nên để cho trẻ ngủ trên giường gỗ, giường tre, hoặc chõng đều được. Ngủ loại giường này trẻ nhỏ hoàn toàn có thể tránh được các dị tật cột sống, bộ xương biến hình, có lợi cho sự phát triển của trẻ.
1353146518-tre-ngu1
Không nên để trẻ ngủ trên thảm nhiệt điện quá lâu
Thảm nhiệt điện là một trong những thiết bị được nhiều cha mẹ sử dụng để sưởi ấm cho trẻ vào mùa đông, làm như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Bởi vì, ban đêm quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra nhanh, trẻ lại hay ra mồ hôi, để trẻ ngủ trên thảm nhiệt điện có thể làm cho trẻ cảm thấy nóng lực, bất an, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, mồ hôi ra càng nhiều hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài chăn làm cho trẻ khi ngủ nếu chân tay thò ra ngoài hoặc đạp chăn rất dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra không khí lạnh ở bên ngoài sẽ kích thích rất mạnh lên niêm mạc đường hô hấp còn non của trẻ, làm cho niêm mạc bị khô lại, dẫn đến chảy máu mũi, miệng lưỡi khô khốc… còn gọi là trẻ bị nóng trong hoặc hay bị nhiệt. Để tránh cho trẻ ngủ trên thảm nhiệt điện lâu, tốt nhất vào những ngày giá rét bạn nên cắm điện cho thảm ấm trước khi trẻ vào ngủ, khi trẻ đã vào ngủ, nếu thấy đủ ấm bạn nên rút phích điện ra và quan trọng nhất là giữ cho phòng ngủ của trẻ được ấm áp vào mùa đông, tránh gió rét.
Không nên để trẻ thiếu ngủ 
Ngủ là trạng thái ức chế dàn trải của lớp vỏ đại não, nó có thể giúp đại não phục hồi chức năng sau khi được nghỉ ngơi. Với nhịp sống hiện nay, nhiều cha mẹ thường ngủ khá muộn để làm việc hay xem truyền hình và trẻ thường bắt chước điều này ở cha mẹ mình, điều đó dễ làm cho trẻ ngủ không đủ thời gian. Và khi trẻ không được ngủ đủ thời gian thì giấc ngủ của trẻ không sâu; trạng thái cơ thể không được nghỉ ngơi hoàn toàn; hay thức giấc vào giữa đêm, thường bị ác mộng hay mộng du; khó dậy vào sáng hôm sau, mệt mỏi cả ngày, ngủ gật, hay cáu gắt, không linh hoạt…
Vì vậy, cha mẹ nên chú ý để làm sao trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon. Thời gian ngủ này có thể giao động tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi trẻ. Và dưới đây là thời gian ngủ nên có của trẻ ở những giai đoạn tuổi khác nhau.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

11 lí do khiến trẻ sơ sinh bật khóc

Ai cũng muốn thiên thần của mình ngoan ngoãn, tự lập, vui vẻ, không bao giờ quấy khóc… Nhưng đã là trẻ con thì chẳng có bé nào là không khóc, quan trọng là khóc ít hay khóc nhiều mà thôi.
Tiếng khóc của bé báo hiệu những “vấn đề” mà bậc phụ huynh cần tìm hiểu và dỗ dành.
“Con đói, mẹ ơi!”
Những dấu hiệu ngoài khóc thét, bé còn liếm mép, miệng nhóp nhép, liếm liếm, “mừng húm” khi có một vật gì đó “bay” qua miệng. Tiếng khóc đòi ăn của bé chiếm phần lớn. Chỉ cần có “ti mẹ” hoặc một bình sữa ấm áp, bé sẽ dịu giọng và ngoan ngoãn ngay.
Bé khóc vì tã “nặng trĩu”
Chị Thúy Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Thằng Tũn nhà mình thích ‘sạch’ lắm. Chẳng biết bé khác thế nào nhưng khi con tè hay đi ị xong là khóc đòi bố mẹ thay ngay”.
Vì thế “trộm vía” Tũn tuy mới có 2 tuần tuổi nhưng ngủ một mạch tới sáng không đòi ăn, thi thoảng “nhấp nhổm” khóc đòi thay tã thôi.
Các chuyên gia cho rằng một số bé không thể chịu được khi tã của chúng bị bẩn, bị ẩm ướt, nhớp nháp. Thêm vào đó, làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ sơ sinh đặc biệt mẫn cảm và dễ bị tổn thương bởi chất bẩn. Tự bảo vệ mình trước mọi rắc rối, trẻ “mách” luôn bố mẹ bằng tiếng khóc của mình. Chỉ khi nào tã bỉm khô thoáng, thơm tho sạch sẽ bé mới ngoan.
11 điều về tiếng khóc trẻ sơ sinh các mẹ nên biết 1
Việc bé bị ủ ấm quá mức dù trong thời tiết nóng hay lạnh đều không ổn,
điều này khiến bé ra nhiều mồ hôi, gây ốm (Ảnh minh họa)
“Con muốn ị mẹ ơi”
Mẹ ít sữa, cho bé “chiến” sữa ngoài, điều này khiến bé dễ bị táo bón. Những lúc khó ị, bé “rặn” đỏ bừng mặt nhưng không ăn thua. Bé đầu hàng bằng tiếng khóc dấm dứt. Việc cần làm của mẹ đó là nên cho con uống thật nhiều nước và bổ sung thêm nước ép hoa quả.
Lạnh quá hoặc nóng quá
Các bé mới sinh thường được ủ trong nhiều lớp quần áo, tã, khăn hơn bình thường. Các bà mẹ cứ nghĩ bé sẽ lạnh, không đủ ấm vì “không khí bên ngoài sẽ lạnh hơn so với khi bé ở trong bụng, cách tốt nhất là nhồi thật nhiều quần áo”. Đó là một suy nghĩ sai lầm.
Việc bé bị ủ ấm quá mức dù trong thời tiết nóng hay lạnh đều không ổn, điều này khiến bé ra nhiều mồ hôi, gây ốm. Chưa nói đến ốm nhưng nhiệt độ cơ thể, rồi mồ hôi sẽ khiến bé khó chịu, bức bối. Đây là lý do khiến con khóc nhè.
“Con muốn được ôm ấp vỗ về”
Sau khi no bụng, bạn vẫn thắc mắc vô cùng không hiểu tại sao con lại khóc. Đơn giản, bạn chỉ cần gần gũi, âu yếm con, cưng nựng bé một vài phút, bé sẽ dần dần đi vào giấc ngủ trên bàn tay mềm mại của mẹ.
Khi còn nhỏ, trẻ nhỏ luôn có nhu cầu được gần gũi với cha mẹ, được nghe âm thanh quen thuộc của bố mẹ. Do đó, bé gọi người thân bằng… tiếng khóc. Bậc phụ huynh an tâm rằng không phải cứ “bế nhiều là con hư” đâu, mà bạn chỉ cần yêu thương, dịu dàng với bé, cái ôm ấm áp này sẽ khiến bé được trấn an. Bố mẹ hãy yên tâm vì thói quen thơ bé này sẽ thay đổi theo thời gian bé lớn.
“Khách không mời” ký sinh lên người bé
Có thể là một mẩu giấy, một sợi chỉ dính lên người bé, thậm chí là bố mẹ đeo tất chật quá cho con, ngứa da do mặc áo len có lông xù… tất cả điều này đều có thể là nguyên nhân khiến bé khó chịu, tiếng khóc báo hiệu cho bạn điều đó.
Bé hoảng sợ
Bé mới ra đời rất hay bị giật mình, đơn giản chỉ bởi môi trường xung quanh còn lạ lẫm, khó hiểu quá. Tiếng hắt xì hơi quá to của ông, tiếng chú chó kêu gào ngoài xóm hay tiếng bô xe máy rít phì phì ngoài đường cũng khiến bé giật nảy mình thảng thốt và khóc váng nhà.
Chắc chắn, lúc đó bé đang hoảng sợ. Lúc này bố mẹ nên ôm chặt con, thủ thỉ, âu yếm con bằng những câu vỗ về, an ủi, để bé chắn chắn rằng “con không chỉ có một mình, con không cô đơn”.
Sự vỗ về kịp thời này sẽ khiến con ý thức được chuyện gì đang xảy ra xung quanh. Sự hoảng sợ trong bé sẽ dần thay đổi bằng sự tìm hiểu “tại sao lại thế”.
Con muốn ngủ
Con đã no bụng, bỉm thông thoáng, sạch sẽ, phòng yên ắng, mắp bé nhắm tịt lại, chân tay khua khoắng và miệng bé… tru tréo. Đơn giản bé đang muốn được bố mẹ “ầu ơ” để dần dần đi vào giấc ngủ được sâu hơn thôi.
Bé mệt mỏi
Sau một ngày cho bé đến nhà ông bà chơi, bé khóc nhiều hơn, bạn lo lắng con bị sốt, bé không thích nghi khi đến nhà người khác. Thật ra, các bé sơ sinh thường rất khó thích nghi với tất cả những kích thích bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn hay việc di chuyển đi chơi… Và tiếng khóc có thể là cách để bé nói “con muốn được đi ngủ, con mệt lắm rồi”.
Bạn hãy âu yếm con, dành cho con một không gian thoáng và kín gió, ấm áp đặc biệt trong những ngày lạnh như thế này, chắc chắn sau khi bé tỉnh dậy, bé lại vui tươi như bình thường.
Bên cạnh đó, nếu không phải như vậy, bạn có thể kiểm tra con bằng cặp nhiệt độ. Có thể sau một ngày đi chơi mệt nghỉ, con bị ốm.
Bé khóc vì bụng bỗng dưng đau
Nhiều bà mẹ “bó tay” vì không hiểu bé khóc do lý do gì khi bé đã no, sau một giấc ngủ ngon, sâu, sạch sẽ… đau bụng có lẽ là điều bạn nên nghĩ đến vào lúc này. Bạn có thể sờ và kiểm tra xem bụng con thế nào, cứng hay mềm… Nếu âu yếm, xoa bụng mà bé vẫn khóc, bạn không nên chần chừ đưa con tới ngay bệnh viện.
Bé khóc vì mọc răng
Khi thấy bé hay khóc kèm theo những triệu chứng thích gặm cắn đồ vật, cáu kỉnh, chảy dãi, khóc nhè, ngủ không sâu… con không hề ốm nhưng lúc nào tâm trạng cũng khó chịu, bạn hãy kiểm tra lợi và răng của bé.
Nếu bé “lười ăn” những thức ăn quen thuộc, đừng ép bé. Hãy cho bé ăn những món khác, ăn lạnh, ví dụ như rau quả nghiền nhuyễn làm mát từ tủ lạnh, sữa chua, mứt… Cho bé gặm cà rốt, táo, dưa chuột mát khiến cơn “nhức răng” trong bé thuyên giảm.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Mẹo làm hoa quả nghiền khiến bé thích mê

Mẹ thường nghĩ, rau củ nghiền có gì mà khó? Chỉ cần nghiền hoặc xay nhuyễn là xong. Tuy nhiên, làm rau củ nghiền cho bé mới tập ăn dặm đôi khi có thể phức tạp hơn mẹ nghĩ một chút đấy.

Cà rốt nghiền
Khi mới tập ăn dặm, hầu hết các bé đều thích ăn cà rốt. Vì vậy mẹ có thể làm sẵn rồi cất trong ngăn đá dùng dần nhé.
Nguyên liệu:
– 450g cà rốt (khoảng 6 củ vừa) gọt vỏ, cắt khoanh cỡ 1cm.
Cách làm:
– Cà rốt cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút hoặc đến khi cà rốt rất mềm thì lấy ra, giữ lại nước cà rốt tiết ra khi hấp.
– Cho cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, thêm phần nước hấp cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/ đặc bạn mong muốn.
Sau khi làm xong, mẹ có thể cho cà rốt nghiền vào khay đá, trung bình 1 ô đá sẽ để được 2 muỗng canh, tương đương khoảng 30g cà rốt nghiền. Nếu bé mới tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn mỗi lần 1 ô là đủ. Khi bé đã ăn quen rồi mẹ mới tăng lên 2-4 ô một lần.
cach-lam-mot-so-mon-rau-cu-nghien-cho-be-moi-an-dam-5
(Ảnh minh họa: Internet)
Chuối nghiền
Chuối rất khó giữ trong tủ lạnh và dễ bị đen, hỏng, bởi vậy bạn chỉ nên làm vừa đủ lượng ăn của bé ngay trước khi bé ăn mà thôi.
Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách làm: Dằm nát chuối bằng một chiếc muỗng, thêm nước hoặc sữa vào từ từ đến khi đạt độ loãng/đặc như ý. Với món chuối nghiền bạn cần cho bé dùng ngay khi vừa làm xong nhé!
cach-lam-mot-so-mon-rau-cu-nghien-cho-be-moi-an-dam-4
(Ảnh minh họa)
Đậu Hà Lan nghiền
Đậu Hà Lan nghiền có thể đặc hơn và dính cục sau khi mẹ cấp đông. Để đậu loãng hơn và rời ra, bạn nên thêm chút nước hoặc sữa khi làm nóng lại trước lúc cho bé ăn.
Nguyên liệu: 480g đậu Hà Lan dạng hạt. Nếu mẹ mua loại đã được cấp đông thì cần rã đông trước khi chế biến.
Cách làm: Cho đậu vào nồi hấp, hấp khoảng 6 phút hoặc đến khi đậu chín rất mềm. Đậu chín bạn lấy ra khỏi nồi, giữ lại phần nước đậu tiết ra khi hấp. Cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn, từ từ thêm nước hấp đậu vào đến khi đạt độ loãng/ đặc như ý.
Lưu ý: Mẹ có thể áp dụng cách làm này đối với bông cải xanh, mận, lê và táo nữa nhé! Đối với táo, mẹ nên chọn loại táo ngọt. Còn đối với lê, mẹ cần gọt và cắt lê ngay trước khi chế biến để tránh lê bị chuyển màu nâu.
cach-lam-mot-so-mon-rau-cu-nghien-cho-be-moi-an-dam-3
(Ảnh minh họa)
Bơ nghiền
Bơ là một trong những loại quả cực hữu dụng khi mẹ mang bé ra ngoài chơi bởi mẹ có thể mang theo một quả bơ làm đồ ăn cho bé, vừa tươi lại vừa ngon và đủ chất. Chỉ cần cắt đôi quả bơ, lấy một nửa và dùng thì xúc cho bé ăn trực tiếp. Bơ rất mềm nên bé có thể nhai nuốt khá dễ dàng.
cach-lam-mot-so-mon-rau-cu-nghien-cho-be-moi-an-dam-2
(Ảnh minh họa)
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Cách phòng suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai để lại nhiều hậu quả khó có thể khắc phục được cho sự phát triển của trẻ. Vậy làm sao để ba mẹ có thể phòng ngừa và khắc phục các vấn đề khi trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai?

Mối nguy hiểm khi trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho quá trình phát triển của trẻ. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào giai đoạn bào thai bị suy dinh dưỡng và các chế độ chăm sóc trẻ sau khi chào đời.
Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ, não bộ của trẻ chậm phát triển, trẻ có khả năng kém thông minh hơn. Trẻ suy dinh dưỡng sau khi ra đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ canxi trong máu gây co giật và hạ đường huyết gây rối loạn nhịp thở.
Ngay cả khi được nuôi dưỡng đúng cách, trẻ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng nhưng chiều cao thì rất khó đạt được mức bình thường. Vì vậy, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường có nguy cơ thấp còi sau này.
Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị SDD, trẻ ốm đau, quặt quẹo, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g chết trong những năm đầu đời.
Giúp mẹ đối phó với suy dinh dưỡng bào thai
Ảnh: Sưu tầm Internet
 Suy dinh dưỡng bào thai hoàn toàn có thể phòng tránh được

Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai

Khi mang thai các thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi khoa học để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình để cuối thai kì là 10-12 kg, đồng thời giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để không ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh. Cụ thể, chị em cần chú ý các vấn đề sau:
Độ tuổi sinh sản tốt nhất cho người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu sinh con sau 35 tuổi, đứa trẻ có nhiều nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hoặc một số hội chứng như down, tim bẩm sinh, sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính, mẹ cần chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh Giang mai hoặc AIDS thì không nên sinh con vì mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi.
Thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của thai nhi để có thể xử lý nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng của thai phụ cần đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là đạm và canxi để xương và các tổ chức cơ quan như não bộ, tim, gan, hệ tiêu hóa và hô hấp phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải ăn  đủ rau xanh và hoa quả, để tránh thai nhi bị thiếu máu, còi xương hoặc mù lòa.

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường yếu hơn trẻ bình thường. Những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể theo kịp tốc độ phát triển bình thường của các bạn cùng trang lứa.
  • Em bé cần ủ ấm cho trẻ thường xuyên, tốt nhất là nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.
  • Theo dõi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay hạ đường máu, hạ canxi máu.
  • Tắm rửa bằng nước sạch, thay băng rốn hàng ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ sớm, trong nửa giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần hơn những trẻ có cân nặng bình thường, kể cả ban đêm. Nếu trẻ bú kém, cần vắt sữa mẹ ra cốc rồi cho ăn bằng thìa. Trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa, chọn loại sữa cao năng lượng dành cho trẻ nhẹ cân.
  • Cho trẻ ăn bổ sung sau khi trẻ được 6 tháng tuổi và phải bảo đảm khẩu phần của trẻ có đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D… để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa suy dinh dưỡng thấp còi sau này.
  • Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vắc-xin đầy đủ theo quy định của y tế.
  • Ngoài chế độ ăn nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, canxi, vitamin A và D… dưới dạng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa thừa cân béo phì do thấp còi.
Các bác sĩ cho biết, nếu được phát hiện và điều trị tốt suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh ra có thể phát triển bình thường, vì vậy mà bam mẹ hãy chú trọng chế độ chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và chăm sóc thai phụ chu đáo ngay từ những ngày đầu mang thai để suy dinh dưỡng bào thai không thể ghé thăm gia đình bạn.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Nguyên nhân khiến bé khó ngủ

Được ngắm con yêu mình lăn tròn trong chăn và ngủ ngoan giấc là niềm hạnh phúc lớn của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nhiều lí do mà khiến trẻ khó ngủ để mẹ cũng phải nhọc nhằn mất ngủ theo. Sau đây là những lý do khiến bé khó ngủ và phương pháp khắc phục.
Đi tìm những lý do khiến bé yêu khó ngủ
Ảnh: Sưu tầm Internet

Bé còn quá nhỏ

Trẻ vừa sinh ra đã bắt đầu ngủ thẳng đêm chỉ là huyền thoại và rất hiếm. Trong 1-2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 12-18 tiếng một ngày. Chu kỳ ngủ – thức của trẻ cần khoảng 6 tuần mới bắt đầu vào nếp. Trong khoảng 3-6 tháng, chu kỳ này dần tuân theo quy luật. Từ 3 tháng đến 1 tuổi, trẻ cần ngủ khoảng 14-15 tiếng mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày). Khoảng 9 tháng tuổi, 70-80% trẻ sẽ ngủ thẳng đêm – nghĩa là ngủ liền 5-6 tiếng.

Bố mẹ tạo thói quen phải dỗ con mới ngủ

Nếu bố mẹ ru dỗ con ngủ, bé sẽ không học cách tự ngủ. Bé có thể khóc đòi thứ mình muốn, chẳng hạn sự chú ý của bố mẹ, rồi mới ngủ lại. Đặt bé xuống giường khi con buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn, bé sẽ học cách tự ngủ, thậm chí cả lúc thức giấc giữa đêm.

Bé quá mệt

Trẻ nhỏ và trẻ mầm non có thể cáu kỉnh nếu không được ngủ đủ, và điều đó khiến một số bé càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Các bé này cần ngủ 11-14 giờ mỗi ngày, bao gồm ngủ đêm và những giấc ngủ ngắn giữa ngày. Ở độ tuổi này, việc cho trẻ đi ngủ, thức dậy và ngủ giữa ngày đúng giờ rất quan trọng, cũng như ăn và chơi vào lịch cố định.

Lo sợ chia tách

Nỗi lo sợ chia tách có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Trò chuyện, hát, đu đưa hay cho ăn thêm có thể tạo thói quen xấu cho con, khiến bé hay thức dậy giữa đêm. Khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể khuyến khích con tự ngủ lại, miễn là bé không ốm, mệt. Mẹ có thể thủ thỉ và nhẹ nhàng xoa lưng nhưng đừng bế bé lên hay cho ăn nữa. Thêm chiếc đèn ngủ có thể trấn an con nếu bé sợ bóng tối.

Thiếu các thói quen trước giờ ngủ

Làm những việc giống nhau mỗi đêm trước giờ ngủ giúp trẻ nhận ra thay đổi giữa việc thức và ngủ. Mẹ có thể tạo các thói quen phù hợp với lứa tuổi, giúp con thư giãn, như tắm, đọc truyện, ăn nhẹ sau đó là tắt đèn. Các chuyên gia cho rằng bạn nên bắt đầu tạo thói quen này từ lúc bé 4 tháng tuổi.

Trẻ khó ngủ do thức khuya

Một số trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ hoặc cố tình tạo lý do để ngủ muộn hơn. Chúng có thể đòi mẹ đọc thêm truyện, muốn uống sữa hay đi vệ sinh. Đưa con vào phòng, nghiêm khắc nhưng không làm trẻ sợ. Thời gian bạn nán lại bên con trước giờ ngủ nên ngắn dần. Dành cho trẻ một vài lựa chọn, chẳng hạn thích hoạt động nào trước lúc ngủ (mẹ đọc truyện cho nghe hay xoa lưng…), nhưng không được chọn giờ ngủ.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Nguyên nhân và cách điều trị tưa lưỡi ở trẻ

Khi trẻ bị tưa lưỡi, sẽ xuất hiện những màng giả màu trắng ngọc trai xuất hiện ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu. Cha mẹ nên có biện pháp thích hợp để điều trị và chăm sóc cho bé.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi

Trẻ bị tưa lưỡi do nấm

Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường cư trú và sinh sống trong đường ruột.
Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây nên phiền toái nào cho bé.
Tuy nhiên, trong một trường hợp nào đó, do việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.
Điều trị tưa lưỡi ở trẻ
Ảnh: Sưu tầm Internet
Khi bị tưa lưỡi do nấm, lưỡi bé xuất hiện những đốm trắng giống với cặn sữa trên bề mặt. Bé có thể bị đau rát, dẫn tới kém ăn.
Khi thấy bé có những dấu hiệu như trên bạn hãy đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể cho bé uống một số loại kháng sinh để tiêu diệt nấm gây bệnh tưa lưỡi.

Trẻ bị tưa lưỡi do virus

Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao.
Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ thường cho bé thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Triệu chứng tưa lưỡi ở bé sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.

Bé bị tưa lưỡi do uống kháng sinh:

Tưa lưỡi ở bé cũng có thể xảy ra khi bé phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng bé. Trường hợp này, bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở bé sẽ mất đi sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà bạn không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi :

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để miệng bé không bị đau rát. Trong quá trình mang bệnh, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Bạn nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày. Với bé bú bình, bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau khi bú và dùng miếng gạc nhỏ, nhúng nước muối loãng pha ấm, lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé. Bạn nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ. Với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội sau khi bú.
Rau ngot chữa tưa lưỡi rất hiệu quả
Ảnh: Sưu tầm Internet
Rau ngót trị tưa lưỡi cho bé rất hiệu quả
Bé trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng, họng cho bé. Bởi vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong được coi như chất sát khuẩn tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bầu vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những trẻ bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh, như lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Lưu ý khi điều trị tưa lưỡi cho trẻ:
Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
Có nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, nhưng điều này là vô ích và sẽ khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé mới cai sữa

Cai sữa là khoảng thời gian em bé dừng không bú mẹ và chuyển sang hấp thu dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Vì vậy mà các loại thực phẩm dinh dưỡng đầu tiên mẹ chuẩn bị cho bé cần đảm bảo dễ tiêu hóa và không gây dị ứng cho trẻ.

Tầm quan trọng của thức ăn dinh dưỡng khi bé cai sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất từ khi bé trào đời vì sữa mẹ gần như cung cấp khá đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Khi cai sữa, bé rất dễ rơi vào tình trạng sụt cân do nguồn cung cấp dinh dưỡng bị gián đoạn. Vì vậy, thức ăn dinh dưỡng khi cai sữa giúp bé bù đắp các chất còn thiếu trong sữa mẹ và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và cân nặng cho bé.

Thực phẩm là loại thức ăn dinh dưỡng đầu tiên mẹ giới thiệu khi bé cai sữa

Rau củ
Các loại rau củ được dùng làm thực phẩm cai sữa cho trẻ nên có hương vị ngọt tự nhiên và mịn khi được xay nhuyễn. Ví dụ như cà rốt rất giàu beta-caroten là thực phẩm tuyệt vời giúp mẹ cai sữa cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khoai tây, bí đỏ, củ cải cho bé cai sữa… Bí bí đỏ dễ tiêu hóa và hiếm khi gây dị ứng. Trong khi đó, củ cải cung cấp một lượng lớn tinh bột, chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C và E.
Thuc an dinh duong cho be cai sua
Ảnh: Sưu tầm Internet
Rau quả là loại thức ăn dinh dưỡng cho bé cai sữa
Khoai lang và khoai tây đều là nguồn cung cấp kali, vitamin C và chất xơ . Chúng có thể được chế biến cùng với nhiều loại rau củ cho bé dễ ăn hơn.
Bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và cũng có chứa beta-caroten, acid folic, sắt, kali và thành phần chống ung thư. Cách chế biến bông cải xanh tốt nhất là hấp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng, vì bông cải khi được luộc trong nước sẽ mất đi khoảng một nửa hàm lượng Vitamin C có trong nó. Nếu em bé không kén ăn, bạn có thể trộn bông cải với một loại rau có vị ngọt như khoai lang hoặc bí đỏ.
Các loại quả
Táo là rất dễ tiêu hóa và có kết cấu nhỏ mịn khi nghiền, rất thích hợp cho bé cai sữa. Chế độ ăn uống Brat (bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) được các bác sỹ khuyên dùng trong việc phòng và chữa các bệnh tiêu chảy. Vì các thành phần trong táo như pectin, chất xơ hòa tan giúp chống lại tiêu chảy hiệu quả.
Thuc an dinh duong cho tre cai sua
Ảnh: Sưu tầm Internet
Thức ăn dinh dưỡng khi cai sữa giúp tăng cường chiều cao cân nặng cho trẻ
Đu đủ giàu dinh dưỡng và dễ ăn, chế biến đơn giản, vì vậy nó là thực phẩm lý tưởng trong thời gian bé cai sữa. Đu đủ rất giàu vitamin C và beta-caroten, chất xơ hòa tan. Đu đủ cũng chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa dễ hơn.
Chuối có chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, có tới 11 khoáng chất và 6 vitamin cần thiết cho sự phát triển trí thông minh và thể chất của trẻ. Đặc biệt, chuối chứa nhiều tyrosin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Mơ là nguồn beta-carotene và chất xơ, sắt và kali dồi dào cho bữa ăn của bé. Nhờ làm lượng chất xơ hòa tan đó mà mơ được coi là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
Quả việt quất rất giàu vitamin C và cũng chứa beta-carotene. Các sắc tố Anthocyanin trong màu xanh da của quả việt quất giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh ung thư. Quả việt quất có khả năng chống oxy hóa cao nhất của tất cả các loại trái cây. Chúng được biết đến như loại quả tốt cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Bột gạo dành cho bé nên là ngũ cốc đầu tiên bạn giới thiệu vì nó không chứa gluten, là loại protein được tìm thấy trong lúa mì , yến mạch , lúa mạch, lúa mạch đen và có thể gây ra dị ứng thực phẩm nếu được giới thiệu trước 6 tháng. Bột trẻ em dễ tiêu hóa và gần với hương vị sữa giúp giảm bớt sự gián đoạn trong quá trình chuyển đổi chế độ ăn từ sữa mẹ hoàn toàn sang thức ăn đặc. Ngoài ra, bột gạo được dùng để giúp các loại bột từ lê, đào, mận đặc và dễ ăn hơn.

Bên cạnh rau củ, các loại thịt, quan trọng nhất là thịt đỏ cũng là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho bé. Chúng cung cấp protein và khoáng chất cần thiết cho trẻ, trong đó có sắt. Vì thời gian cai sữa, bé rất cần sắt do nguồn dự trữ sắt từ sữa mẹ không còn. Ngoài thịt đỏ, các loại thực phẩm giàu sắt khác như ngũ cốc, gan… đều có thể xuất hiện trong khẩu phần ăn của trẻ.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ