Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Dinh dưỡng cân đối cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sinh non thiếu tháng, trẻ nhẹ cân cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt hơn trẻ bình thường do cơ thể bé chưa hoàn thiện khi chào đời. Khác với bé sinh thường đủ cân, trẻ sinh non có thể cần phải được mẹ cho ăn bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa)
Các mẹ nên nhớ 1 điều quan trọng rằng, trong mọi hoàn cảnh, và với mọi bé dù là bé sinh thiếu tháng hay đã đủ tháng thì sữa mẹ luôn là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân và trẻ có bệnh lý.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có một sữa công thức nào có thể đạt được các dưỡng chất có khả năng đề kháng như sữa mẹ.
Đối với trẻ sinh thiếu tháng mà khả năng bú, nuốt và thở của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ bú không đạt hiệu quả hoàn toàn được. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân
Những lý do khiến mẹ bầu sinh non, thiếu tháng: Nguyên nhân khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non

Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ sinh non, thiếu tháng

Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn.
Trẻ 1,5kilo cách 1,5 tiếng.
Trẻ 2 kilo cách 2 tiếng.
Trẻ 3 kilo cách 3 tiếng.
Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn (ví dụ trẻ ăn 150ml sữa chỉ nên cho 50ml sữa bột).
Tuyệt đối bạn không nên cho trẻ bú bình vì trẻ sẽ quen với bình sữa và từ chối bú mẹ, điều này sẽ làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp vất vả và khó khăn.
Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sinh nên tập cho trẻ ăn dặm với nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc và theo dõi sự tiêu hóa của trẻ.
Cách tính lượng sữa cho trẻ ăn hàng ngày
Ngày đầu tiên sau sinh : 70 – 80 ml cho 1 kilo cân nặng lúc sinh, sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).
Ví dụ: Trẻ sinh 1500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 80 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 10ml cho mỗi cữ.
Khi trẻ được 8 ngày tuổi :sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kilo: (70ml thêm + 80ml ngày đầu = 150ml), ta tính theo công thức sau:
Nếu 2 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 12 cữ = 18ml(225 chia cho 12)
Nếu 1,5 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 16 cữ = 14ml

Lợi ích của việc nuôi trẻ sinh non thiếu tháng bằng sữa mẹ

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân

1. Lợi ích đối với con:

Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
Các thành phần trong sữa mẹ được hấp thu dễ dàng, sử dụng có hiệu quả cao.
Bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn.
Dễ tiêu hóa, ít gây táo bón.
Tăng cường sự gắn bó sâu sắc giữa mẹ và con, giúp trẻ phát triển tâm sinh lí tốt.

2. Lợi ích đối với mẹ:

Giúp mẹ chậm có thai.
Bảo vệ sức khỏe cho mẹ.
Tiết kiệm được tiền mua sữa.

3. Những nguy hiểm của việc nuôi con bằng sữa nhân tạo (sữa bột)

Ngăn cản sự gắn bó mẹ con.
Dễ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
Dễ mắc chứng còi xương.
Suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A.
Dễ bị dị ứng và không dung nạp sữa.
Tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Tăng cân quá mức.
Điểm thử nghiệm chỉ số thông minh thấp.
Mẹ có thể sớm có thai trở lại.
Mẹ tăng nguy cơ mắc chứng thiếu máu, ung thư vú và buồng trứng.

Hướng dẫn cho trẻ bú mẹ

Giữ đầu và thân trẻ phải cùng nằm trên một đường thẳng.
Để mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú.
Ôm con sát người mẹ.
Để đầu vú mẹ chạm vào môi con. Cho trẻ ngửi, liếm sữa mẹ.
Chờ trẻ mở rộng môi, nhanh chóng đưa sát miệng con vào vú mẹ sao cho môi dưới của trẻ ngậm khít dưới núm vú mẹ, cằm trẻ phải chạm vào vú mẹ.

Cách cho ăn bằng bơm tiêm

Tư thế mẹ ngồi, một chân nâng cao hơn chân kia làm điểm tựa.
Bế em bé, một tay giữ phần lưng và cổ, tạo tư thế dốc cao 30 độ.
Tư thế bé cổ ngửa, đầu và thân nghiêng sang bên.
Dùng bơm tiêm 1cc bơm từ từ sữa vào một bên má trẻ để trẻ nuốt dần

Dinh dưỡng cho trẻ sinh non

Hỏi: Con trai tôi được 8 tháng 20 ngày tuổi. Bé bị sinh non khoảng 35 tuần tuổi, cân nặng 1,95 kg. Nay bé được 8,8kg.
Mỗi ngày bé ăn 3 bữa bột: sáng bột ngọt trộn thêm sữa bột và 1 viên phô mai, trưa 1 chén cháo xay, chiều 1 chén. Xen sữa 1 hộp váng sữa, sữa chua và các bữa sữa công thức, đêm khuya thêm 1 lần và gần sáng 1 lần. Tổng cộng khoảng 500ml. Vậy không biết có ổn chưa và điều tôi băn khoăn là bữa sáng ăn bột ngọt như vậy có đủ chất không? Giờ cháu vẫn ăn cháo xay nhuyễn, đến khi nào thì mới ăn được cháo không xay ? Xin bác sĩ giúp tôi ý kiến để tôi được chăm sóc bé tốt hơn. Chân thành cám ơn bác sĩ! (Minh Thy)
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:
Em bé của chị sinh thiếu tháng, nhưng hiện nay đã đuổi kịp một bé sinh đủ tháng và có cân nặng tương đương bé 9 tháng tuổi sinh đủ tháng.
Như vậy, chị chăm sóc cháu như một bé đủ tháng với 500ml sữa công thức 2 (không dùng sữa non tháng nữa) và khoảng 2-3 chén bột hoặc cháo mỗi ngày là được. Bột ngọt có năng lượng tương đương hoặc nhiều hơn cháo, cho nên cháu vẫn có thể dùng xen kẽ để đổi món.
Tuổi này cháu nên được tập ăn lợn cợn dần với cháo nghiền và bột với thức ăn băm nhuyễn để tập nhai, kích thích tiết men tiêu hóa và hoàn thiện khả năng nhai.
Cháu cũng nên được tập ăn thêm các thức ăn thô tự nhiên như trái cây nạo nhuyễn hay xắt lát, khoai, bánh ăn dặm, một ít chế phẩm sữa như yauort, váng sữa…

Trẻ sinh non cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời.
Nhưng do đặc điểm sinh lý đặc thù của trẻ sinh non, một vài nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) và vitamin (D, C, B) trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của chúng, mà những yếu tố dinh dưỡng này đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non, nếu không kịp thời bổ sung thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sinh thiếu tháng.

Trẻ sinh non dễ bị thiếu những chất dinh dưỡng nào?

Canxi
Hàm lượng canxi, phốt-pho trong sữa mẹ ở trẻ sinh thiếu tháng ít, cho dù đủ sữa cho con bú thì lượng hấp thụ canxi cũng chỉ chiếm 1/3 – ½ thời kỳ cuối của thai nhi. Trong khi đó lượng tích lũy sắt, phốt-pho cuối thai kỳ chiếm 80% tổng lượng tích lũy, cộng thêm dịch tiết acid không đủ, lượng hấp thụ vitamin D tan trong chất béo quá thấp, khiến trẻ sinh thiếu tháng có tuổi thai càng nhỏ thì càng dễ bị thiếu sắt, hơn nữa nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh thiếu tháng nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng thì chúng lại dễ mắc bệnh còi xương do thiếu canxi.
Thiếu sắt
Thông thường, việc tái hấp thụ sắt diễn ra khi thai gần đủ tháng, do đó những trẻ sinh thiếu tháng thường không dự trù đủ lượng sắt cần thiết.
Thiếu kẽm
Với những trẻ sinh đủ tháng giá trị kẽm trong máu thường cao, do đó rất ít trẻ bị thiếu kẽm. Còn những trẻ sinh thiếu tháng do tuổi thai chưa đủ, dự trữ kẽm ít, kết hợp với hàm lượng kẽm trong sữa mẹ ở trẻ sinh non không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nên rất dễ bị thiếu kẽm.
Thiếu vitamin
Hàm lượng vitamin nhóm E, C, B và axit folic trong sữa mẹ không đủ, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh non nhanh thì lượng nhu cầu đối với những vitamin này là tương đối lớn. Nếu sữa mẹ không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ sinh non đối với những nguyên tố vi lượng và vitamin này thì cần bổ sung thích hợp.
Có thể thấy, sở dĩ trẻ sinh thiếu tháng dễ thiếu chất dinh dưỡng là bởi vì chúng bị sinh ra quá sớm khiến thai nhi kông thể nhận được lượng tích trữ đầy đủ trong cơ thể của người mẹ ở thời kỳ cuối của thai kỳ. Thời kỳ này lại chính là giai đoạn quan trọng bắt buộc phải trải qua để hoàn thành việc trù bị các nguyên tố vi lượng thông thường cho cơ thể.
Sinh non có lẽ là nỗi ám ảnh cho hầu hết các bà bầu khi mang thai. Bởi lẽ cơ thể bé chưa phát triển toàn diện nên sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về bệnh tật, thậm chí dẫn đến tử vong. Tìm hiểu thêm…Sinh non và những vấn đề bà bầu cần tránh
Theo andamchobe
IKIDS – do choi tre em làm từ gỗ là đồ chơi thông minh giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tầm vóc và trí tuệ. Trẻ không ngừng học hỏi về thế giới quan thông qua hoạt động chơi các trò chơi có màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh. Bể bơi cho bé intex cho trẻ thoải mái bơi lội trong làn nước tươi mát, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động linh hoạt giữa các chi, phát triển trí tuệ và tầm vóc.
                                    IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ       

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Các bước massage cho bé

Những kỹ thuật massage này rất tốt cho trẻ sơ sinh, nhất là các bé đang vào giai đoạn tập bò. Để tăng hiệu quả, không nên massage cho bé trước hay sau khi ăn hoặc khi bé đang buồn ngủ.
Khi bé đã sẵn sàng, bạn cần đặt một cái khăn lông sạch dưới nền nhà và một chén nhỏ dầu massage nguồn gốc thực vật.
1. Chân
Đây là nơi tốt nhất để cho bé làm quen với việc massage vì đôi chân ít nhạy cảm hơn những phần khác trên cơ thể. Xoa dầu vào lòng bàn tay, sau đó lần lượt từng tay vuốt dọc chân bé từ đùi tới cổ chân, như thể bạn đang kéo dây màn cuốn cửa sổ. Đổi chân và lặp lại thao tác trên.
matxa cho be_12. Bàn chân
Một tay giữ cổ chân giơ lên, một tay xoay bàn chân nhiều vòng theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Vuốt nhẹ từ mắt cá đến những đầu ngón chân của bé. Đổi bên và lặp lại thao tác trên.
matxa cho be_23. Lòng bàn chân
Sử dụng ngón cái của bạn để xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn phần gót chân. Lặp lại thao tác cho chân kia.
matxa cho be_34. Ngón chân
Cầm mỗi ngón chân của bé bằng ngón trỏ và ngón cái, nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón chân.
matxa cho be_45. Cánh tay
Động tác tương tự với phần chân.
matxa cho be_56. Bàn tay
Dùng ngón tay cái của bạn xoa lòng bàn tay của bé, đặc biệt là phần mu bàn tay, theo hình vòng tròn.
matxa cho be_67. Ngón tay
Nhẹ nhàng giữ ngón tay của bé giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ rồi kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón tay.
matxa cho be_78. Ngực
Đặt tay với tư thế chữ V trên ngực bé. Sau đó, vuốt các ngón tay của bạn trên ngực bé theo hướng từ trong ra ngoài.
matxa cho be_89. Tiếp tục với ngực
Đặt úp một tay nằm ngang trên ngực bé, vuốt nhẹ nhàng từ ngực xuống đùi. Thực hiện với hai bàn tay xen kẽ.
matxa cho be_910. Lưng bé
Cho bé nằm sấp. Dùng các đầu ngón tay xoa những vòng tròn nhỏ dọc hai bên xương sống từ cổ tới mông.
matxa cho be_1011. Tiếp tục với lưng
Vuốt nhẹ từ vai xuống chân bé. Khi bạn kết thúc, bé có thể đã lim dim ngủ. Đây là lúc quấn tã và cho bé bú.
matxa cho be_11
Lưu ý khi massage cho trẻ sơ sinh, chỉ dùng lực vừa phải, không làm quá mạnh có thể khiến bé bị đau. Bạn nên quan sát bé trong lúc massage, nếu bạn thao tác đúng, bé thường sẽ tỏ ra thư giãn, dễ chịu, cũng giống như người lớn chúng ta khi đi massage vậy.
MarryBaby
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

5 cách hạ sốt không cần dùng thuốc cho trẻ em

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên chuyện bé bị sốt dường như không có gì xa lạ với các mẹ. Thế nhưng làm thế nào để hạ sốt cho bé mà không phải dùng đến thuốc Tây thì chưa hẳn mẹ nào cũng biết đâu nhé.
Chườm mát cho trẻ
Chườm mát cho trẻ để hạ sốt rất quan trọng vì trẻ sốt cao ở nhiệt độ 39 độ C trở lên sẽ dễ gặp các tình trạng như mất nước, rối loạn điện giải và trao đổi chất, co giật, thiếu oxi… Mẹ có thể chườm mát cho con bằng túi chườm mát hoặc khăn bông với nước chườm ấm. Các loại thảo mộc như oải hương, cúc La mã và hương thảo cũng có tác dụng hạ sốt khi được chèn bên dưới túi chườm hoặc khăn bông đấy nhé.
Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
ha sot cho be 2
Massage cho trẻ với dầu bạc hà
Dầu bạc hà có tác dụng tốt trong việc giảm sốt và xoa dịu cảm giác mệt mỏi khi bị sốt. Thêm dầu bạc hà vào nước chườm mát cho trẻ hoặc massage cho bé với tinh dầu bạc hà và một loại dầu thực vật khác như dầu hạnh nhân trên ngực và hai bên thái dương của trẻ. Dầu bạc hà còn có khả năng cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giúp thông mũi và các xoang của hệ hô hấp.
Cho trẻ uống nhiều chất lỏng
Sốt cao dễ dẫn đến mất nước, do đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải bằng dung dịch Oresol có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc. Với trẻ còn bú mẹ, nên tăng số lượt bú để con bú nhiều hơn. Bên cạch nước lọc, các loại trà thảo mộc loãng như trà gừng mật ong, trà bạc hà mật ong, nước súp gà và nước trái cây cũng rất tốt cho trẻ đang bị sốt. Nếu trẻ không chịu uống nước trái cây thì kem đá bằng nước trái cây đông lạnh có thể là giải pháp cho mẹ.
Cho trẻ ăn uống đủ chất
Trẻ bị sốt sẽ mệt mỏi và lạt miệng dẫn đến chán ăn, do đó, mẹ cần chọn lựa các thực phẩm bổ dưỡng dễ đảm bảo dù trẻ ăn ít vẫn được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh cháo, sữa và nước trái cây, các loại nước canh cũng rất dễ cho bé ăn. Bổ sung chất dinh dưỡng chính là cách đơn giản nhất để tăng cường hệ miễn dịch giúp bé chống chọi lại với cơn sốt.
MarryBaby
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Nguyên nhân khiến bé chảy nước dãi

Các bé hay nhỏ dãi, theo cách tự nhiên, là để giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Cha mẹ thấy con nhỏ dãi nhiều hơn bình thường chớ lầm tưởng do con đói.
Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân cha mẹ có thể cân nhắc.
Mọc răng: Nhỏ dãi thường là dấu hiệu bé mọc răng, lúc này bé sẽ hay cắn và khiến tuyến nước bọt hoạt động tích cực hơn.
nhodai-2201-1403668137.jpg
Nhiễm trùng: Có thể bé bị viêm miệng khiến tuyến nước bọt bị kích thích. Nhỏ dãi là cách cơ thể tự chống chọi lại với viêm nhiễm.
Quá trình phát triển: Cha mẹ có thể nhận thấy bé nhỏ dãi nhiều hơn bắt đầu từ khi được 3 tháng tuổi. Đây là bước phát triển bình thường. Bé sẽ không mọc răng cho tới khi được 6 tháng, răng đã bắt đầu phát triển trong lợi bé khiến tuyến nước bọt hoạt động tích cực.
Tiêu hóa: Nước dãi do miệng tiết ra sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm đau bụng và giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé hoạt động tốt hơn.
Trào ngược axit dạ dày: Bé trớ sữa nhiều là do cơ tâm vị yếu và dạ dày còn ở thế nằm ngang, khiến bé dễ bị trào ngược axit và nôn trớ. Hiện tượng này làm thực quản của bé bị kích ứng và gây khó chịu. Nhỏ dãi và nuốt nước bọt giúp bé làm dịu dạ dày và dễ chịu hơn.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay nhỏ dãi. Các lý do thường không nguy hiểm, Trên thực tế, nhỏ dãi là phản ứng tích cực ở bé. Trường hợp cha mẹ vẫn cảm thấy bé nhỏ dãi quá nhiều thì nên đưa con đi khám.
Khánh Vy (Theo boldsky)
Đồ chơi trẻ em làm từ gỗ là đồ chơi thông minh giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tầm vóc và trí tuệ. Trẻ không ngừng học hỏi về thế giới quan thông qua hoạt động chơi các trò chơi có màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh. Bể bơi cho bé intex cho trẻ thoải mái bơi lội trong làn nước tươi mát, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động linh hoạt giữa các chi, phát triển trí tuệ và tầm vóc.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ          

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Bé sinh hư khi được chiều chuộng

Vì không thể để con phải khổ như mình ngày xưa nên nhiều cha mẹ đã chiều chuộng con quá mức, khiến trẻ hư hỏng.

Ngày nay, có nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng: Đời mình khổ nhiều rồi thì phải phấn đấu làm mọi cách cho con sướng nhất có thể. Chính bởi quan niệm đó mà có nhiều ông bố bà mẹ, ôm ấp, bao bọc, cưng nựng con quá đà khiến trẻ sinh hư.
“Con là cục cưng của bố mẹ”
Vốn có tuổi thơ vất vả, hơn thế quá trình mang thai và sinh cu Bo đối với chị Oanh (Khâm Thiên – Hà Nội) vô cùng vất vả vì chị gần như suýt mất cả mạng sống của mình. Không có khả năng sinh thêm con, vì thế mọi tình cảm, sự chăm sóc… chị đều dành cho Bo. Cũng chính bởi quan niệm nhà có độc nhất một mụn con, lại ngấm cảnh khổ từ bé nên chị Oanh càng quyết tâm không để con chịu khổ dù là một tí chút. Không những vậy, chị còn nhất nhất bắt chồng thực hiện giao ước “Tuyệt đối không bao giờ được trừng mắt hay quát mắng con, nếu không sẽ biết tay…”.
Xót con, coi con là báu vật, chị Oanh sẵn sàng mắng mỏ bất cứ đứa trẻ nào trêu, nạt nộ cu Bo. Cứ thấy cu Bo khóc là chị hung hăng tra khảo những đứa trẻ khác xem ai đánh con. Ai chê con là chị sẵn sàng ăn thua, nói cho ra nhẽ. Có lần bất chấp hàng xóm là người thân tình với bố mẹ chồng, chị không kiêng nể mà mắng xối xả chỉ vì hai đứa trẻ con giành nhau đồ chơi và thằng bé con nhà hàng xóm trót xô con chị ngã.
Hoặc như trường hợp cu Bo mải chạy nhảy, nô đùa với bạn bè, va vào chiếc xe đạp dựng ở góc sân, ngã, khóc ré lên. Thế là chị không biết đầu đuôi thế nào, tay lăm lăm cầm roi, chị bắt bọn trẻ con cùng xóm đứng xếp hàng một dãy dài để con chỉ ra đứa vừa làm đau mình. Khi cu Bo chỉ tay về phía một đứa trẻ, chị liền dùng roi, phát vào mông… Thằng bé bị oan tình, khóc ầm về nhà mách mẹ. Thế là chuyện trẻ con mất lòng người lớn lại khiến cả con phố náo loạn.
Chính vì được cả nhà cưng chiều mà cu Bo càng lớn càng thể hiện rõ kiểu tính cách “một bước lên trời”, cái gì muốn là phải có bằng được. Không cần biết đúng sai, cứ có ai đụng vào người là cu Bo đánh trả, không đánh trả được thì lăn ra ăn vạ để cầu cứu mẹ. Cứ thế cho đến khi bước vào lớp 1, cô giáo của cu Bo mời chị Oanh lên phàn nàn: “Cháu không chịu học, cô vừa nhắc nhở thì cháu cầm sách ném vào người cô…”.
Cho rằng cô giáo “vu vạ”, dựng chuyện về con mình, chị Oanh giận dữ xin chuyển lớp cho con, rồi sau khi 3 cô giáo khác cũng phản ánh tương tự thì chị xin chuyển trường. Nhưng khi chuyển trường rồi, những cuộc điện thoại yêu cầu chị lên gặp giáo viên vẫn không dứt, lúc này chị mới chợt giật mình ngẫm nghĩ…
Chiều chuộng quá, con hóa hư 1

Con sinh hư chỉ vì bố mẹ chiều chuộng quá!.
“Con tôi cái gì cũng nhất”
Có nhiều bậc phụ huynh khác, ngoài việc cưng chiều thái quá, lại muốn “lấy le” với người khác rằng mình là cha mẹ tuyệt vời nhất, không ai có thể sánh bằng cho nên họ gắn cho con những cái mác “nhất” để vênh vang tự hào. Hậu quả là đứa trẻ được chiều chuộng quá đâm ra ích kỷ, hiếu thắng…
Trường hợp của anh Thắng chị Hiền (Hai Bà Trưng – Hà Nội) là một điển hình. Bé Na – con anh chị, tuy mới 5 tuổi nhưng đã biết hất hàm hỏi bạn rằng: “Váy cậu mặc bao nhiêu tiền?”; “Nhà mày nghèo, tao không chơi đâu”… hoặc bé thản nhiên nói với ông bà rằng: “Nhà cháu nhiều tiền, của cháu hết”. Có hôm ông bà đến nhà bé chơi, tối muộn vợ chồng chị Hiền giữ ông bà ở lại thì bé Na hét lên: “Người ông bà bẩn lắm, không được ngủ ở đây. Ông bà đi về đi”…
Tất cả những hành vi, lời nói của bé Na phần lớn đều do tiếp thu lối sống và sự cưng chiều từ bố mẹ. Anh Thắng và chị Hiền vốn là dân kinh doanh, làm ăn thành công nên chị cũng không ngại chi những khoản lớn để con được sung sướng, đồng thời anh chị cũng nở mày nở mặt vì dành cho con những thứ tốt nhất,  con sành điệu. Chị Hiền vẫn luôn tự hào khoe với bạn bè rằng: “Con tôi xinh xắn, đáng yêu nhất cái khu đó. Độ sành điệu thì không đứa trẻ con nào bằng. Về khoản ăn ngon mặc đẹp thì khỏi chê…”. Bên cạnh đó, chị cũng không quên khoe một vài đặc điểm “ưu tú” của bé Na như: lý luận hệt như bà cụ non, biết để ý tính toán thiệt hơn…
Mải mê chiều chuộng, đáp ứng yêu cầu của con, anh chị quên bẵng việc dạy con nên thế nào thì đúng, việc thế nào là sai. Chẳng vậy mà, khách đến nhà, bé chỉ liếc nhìn, không buồn chào hỏi. Thấy bé Na đang chơi, vị khách cúi xuống vuốt má bé và hỏi: “Cháu đang làm gì đấy?” thì bé Na đưa tay phủi phủi má rồi thủng thẳng đáp: “Tay bẩn đừng sờ má Na”. Lúc này cả anh chị Thắng – Hiền và vị khách đều đỏ lựng mặt, cười trừ.
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ ngoài việc nỗ lực mang lại cho con cuộc sống vật chất đầy đủ, chăm sóc chu đáo thì cũng nên chú trọng đến việc giáo dục, uốn nắn con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bởi điều này sẽ quyết định lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống về sau của trẻ.
Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ hãy luôn sẵn sàng giải thích rõ ràng cho con về những hành vi của trẻ. Kiên quyết phân tích cho trẻ hiểu thế nào là hành động đúng, hành động sai. Bố mẹ cũng cần dứt khoát trước những hành vi, lời nói mà trẻ không được phép làm. Nên khen chê đúng mức, đúng lúc, để trẻ dần dần định hình được các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
Đồ chơi trẻ em làm từ gỗ là đồ chơi thông minh giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tầm vóc và trí tuệ. Trẻ không ngừng học hỏi về thế giới quan thông qua hoạt động chơi các trò chơi có màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh. Bể bơi cho bé intex cho trẻ thoải mái bơi lội trong làn nước tươi mát, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động linh hoạt giữa các chi, phát triển trí tuệ và tầm vóc.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ          

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Mách mẹ dạy con thích vận động

Trẻ em ngày nay thường thích chơi điện tử hơn là vận động ngoài trời. Điều này hoàn toàn không tốt. Do đó, bạn cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để có thể phát triển toàn diện.
Các bí quyết giúp bé thích vận động
– Trước hết, bạn hãy làm gương cho bé bằng cách tập thể dục hàng ngày và luôn dành thời gian để chơi với bé.
– Lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình. Cả gia đình có thể đi bơi, đạp xe hoặc đi bộ cùng nhau. Như vậy, bạn vừa xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình.
– Hãy luôn động viên và ủng hộ bé khi bé gặp khó khăn lúc vận động.
– Khuyến khích bé chơi ngoài trời và luôn khen ngợi khi bé làm vậy
– Khuyến khích bé tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao hay các lớp ngoại khóa ngoài trời.
Những cách khuyến khích một đứa trẻ lười biếng thích vận động 1
– Với bé trên 4 tuổi, hãy để bé giúp các công việc hàng ngày trong gia đình như làm vườn, rửa bát hay lau nhà. Việc nhà không chỉ giúp bé ham vận động mà còn dạy bé về kỹ năng xã hội. Khi giúp mẹ làm việc, bé có cảm giác mình là người quan trọng, là một thành viên hữu ích khiến cha mẹ vui lòng.
– Với trẻ đã bắt đầu đi học tiểu học, bạn có thể cho bé tập đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón bé mỗi ngày. Nếu không yên tâm cho an toàn của bé, bạn có thể liên lạc với các phụ huynh khác trong lớp cho trẻ đi học theo nhóm , vừa giúp bé vận động mỗi ngày lại vừa giúp bé dễ hòa nhập với bạn bè.
– Bóng, xe đạp, các dụng cụ thể dục đều là những món quà tuyệt vời thúc đẩy các hoạt động thể thao và cơ hội chơi ngoài trời của bé.
– Giới hạn thời gian xem TV và chơi máy tính của bé. Cố gắng hạn chế tổng thời gian ngồi trước màn hình của trẻ không quá 1-2 giờ mỗi ngày. Đừng quên bạn là hình mẫu cho con, vì vậy bạn phải làm gương cho trẻ bằng cách giới hạn thời gian ngồi trước màn hình của mình.
Một số lưu ý khi cho bé vận động
– Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cần ít nhất 60 phút tập thể dục mỗi ngày. Điều này không có nghĩa là trẻ phải tập liền một lúc trong vòng 60 phút. Việc tập luyện có thể được thực hiện trong suốt cả ngày bằng cách chia ra làm nhiều đợt ngắn.
Những cách khuyến khích một đứa trẻ lười biếng thích vận động 2
– Trẻ thường rất hiếu động và khó kiểm soát được những hàng động của mình, vì thế khi trẻ chơi thể thao thường rất dễ bị chấn thương. Cha mẹ nên quan sát tình hình sức khỏe của con em mình để có những bài tập thể dục sao cho phù hợp. Đối với những trẻ có bệnh về tim mạch, sức khỏe yếu thì nên có những bài tập riêng.
– Khuyến khích, nhưng không gây áp lực buộc con bạn tham gia các hoạt động đội nhóm mà nên theo tính cách, sự lựa chọn của trẻ.
– Rèn luyện thể lực cần kết hợp với kỹ thuật. Điều này giúp trẻ phát triển thể lực cân đối và tránh được chấn thương.
– Cha mẹ đừng quên lựa chọn chế độ dinh dưỡng tương xứng với mức vận động của trẻ. Mức dinh dưỡng quá cao sẽ gây ra béo phì. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng ít không đủ để đảm bảo cho các hoạt động học tập, thể thao diễn ra thường xuyên của trẻ.
Theo Afamily
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Những trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 - 10 tuổi

Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.
Hình ảnh gắn liền âm thanh
Em bé 9 – 10 tháng tuổi thường thích các đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng, hình thù sống động, đặc biệt là búp bê, ô tô, những con vật nhỏ ngộ nghĩnh và những đồ vật phát ra âm thanh khi cầm hoặc chạm tay vào. Khi cho bé chơi những đồ chơi như thế để phát triển khả năng nhận thức đồ vật xung quanh, bố mẹ nên nói cho biết tên gọi của từng đồ vật khác nhau hoặc tốt nhất là gắn liền đồ chơi với một âm thanh đặc trưng của nó. Ví dụ, khi cho bé chơi với chú chó bông, bạn nên chỉ vào đồ chơi và đọc rõ âm “chó” hoặc “em chó” cùng với tiếng kêu “gâu, gâu”. Sau nhiều lần như vậy và khi tư duy đã phát triển đến mức độ nhất định, bé sẽ tự hiểu rằng chó thì sủa “gâu, gâu”, mèo kêu “meo, meo”, ô tô, xe máy kêu “brưm, brưm”…
Trong lúc chơi với bé, bạn cũng có thể kết hợp dạy bé các chi tiết của đồ chơi, như đôi mắt, mũi, miệng, tai của chó bông, bánh xe của ô tô…
Album ảnh

Em bé 9 – 10 tháng tuổi cũng rất thích nhìn album ảnh nhiều màu sắc và hình ảnh sinh động. Bạn có thể chọn một số bức ảnh hoặc bưu thiếp có màu sắc phong phú, hình ảnh rõ ràng để cho bé xem. Cũng có thể treo, dán các bức ảnh này trên tường trong phòng bé hoặc nơi bé thường chơi để bất cứ lúc nào bé cũng có thể nhìn thấy các hình ảnh này.

Khi chỉ cho bé các hình ảnh này, bạn nên nói chính xác tên người, đồ vật, con vật xuất hiện trong ảnh. Ví dụ, trong ảnh là chú mèo con, bạn nên chỉ và nói với bé: “Đây là con mèo”, đừng nói với bé đây là con “meo meo”.
Sau khi bé đã nhận biết rõ và thuộc tên các sự vật trong ảnh, bạn nên thay thế một loạt ảnh mới để bé không cảm thấy nhàm chán, đồng thời biết thêm nhiều sự vật khác.
Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi 1
Nhận biết các bộ phận trên cơ thể
Mẹ ngồi trên sàn nhà, bé ngồi trong lòng mẹ. Hai mẹ con cùng nhìn về gương lớn trước mặt (gương nên đặt sát mặt sàn là tốt nhất). Mẹ chạm vào đầu, tai, mắt, mũi và cằm của bé, chạm đến bộ phận nào nói rõ tên bộ phận ấy, ví dụ: “Đây là đầu của… (tên bé) này”, “Đây là mũi của… (tên bé) này”… Nếu kết hợp được việc chạm tay với bài hát có nhắc tên các bộ phận trên cơ thể bé thì càng tốt. Bạn có thể tham khảo bài hát “Ô sao bé không lắc?”, “Năm giác quan” để bé chơi trò chơi này thêm hứng thú nhé.
Bắt chước động tác

Trò chơi này rèn luyện cho bé khả năng mô phỏng động tác của người khác và khám phá thêm các khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Khi mới chơi lần đầu, bạn làm mẫu trước với những động tác đơn giản như mỉm cười, lè lưỡi, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia, phồng má, lắc đầu, gật đầu… Sau khi thực hiện xong động tác, bạn khuyến khích, cổ vũ bé làm theo. Khi bé lặp lại được động tác, bạn vỗ tay hoan hô và khen khích lệ tinh thần bé. Trong khi chơi trò này, bạn phải giữ thái độ thoải mái, vui vẻ để tạo không khí hứng thú tham gia trò chơi cho bé.

Sau khi bé thực hiện được một số động tác riêng lẻ, bạn có thể “làm mới” trò chơi bằng cách thực hiện liên tục các động tác này với tốc độ càng ngày càng nhanh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Dạy con có ý chí vươn lên

Con nhà nghèo thường có ý chí, dễ thành công hơn khi bước vào đời, trong khi con nhà giàu lại dễ dàng nản chí trước khó khăn. Tại sao lại như vậy?
GS Paul Tough – chuyên gia giáo dục Mỹ cho rằng: “Trẻ em xuất thân trong gia đình nghèo hay gặp khó khăn nhưng khi lớn lên, chúng có khả năng thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh, và những khó khăn tiếp theo bỗng dưng không còn là trở ngại nữa. Trái lại, rất nhiều trẻ được ôm ấp, bảo bọc kĩ lưỡng trong lớp vỏ gia đình giàu có, khi lớn lên mới bắt đầu sấp ngửa đối mặt với những khó khăn, nên dễ bị nản chí”.
Vậy cha mẹ nên làm gì để con mình có ý chí, tự chủ, vượt qua mọi trở ngại để thành công trên đường đời?
Hãy thong thả, để con tự do… vấp ngã!
Theo giáo sư đầu ngành về giáo dục Paul Tough (nước Mỹ), trái ngược hoàn toàn với quan điểm hối thúc con,phụ huynh nên thong thả, giúp trẻ tự do phát huy khả năng đồng thời khuyến khích trẻ tạo ra động lực sẽ tốt hơn ngồi một góc liệt kê toàn bộ các mục tiêu phải-đạt-được trong năm học tới.
Để con trẻ luôn có ý chí vươn lên - Giáo dục - Tâm sinh lý trẻ - Cách nuôi dạy con trẻ - Giáo dục trẻ em - Làm cha mẹ - Tâm lý trẻ em
Trẻ con nhà giàu dễ nản chí trước khó khăn.
Nuôi dưỡng con cái theo kiểu giám sát gắt gao, can thiệp mọi lúc lại đâm ra phản tác dụng, gây nguy hại đến khả năng phát triển tính cách tự chủ ở trẻ. Nhiều ông bố bà mẹ gắng gượng lèo lái con cái theo guồng quản lý chặt chẽ, nhưng khi con không đạt được đúng nguyện vọng, quay ra chì chiết, mắng nhiếc, thậm chí “tổng sỉ vả,” khiến con ngày một stress, sống trong hồi hộp, bất an. Chuyên gia Tough khuyên rằng phụ huynh nên học cách chấp nhận sự thật ngay cả khi con vấp ngã và để con tự xử lý thất bại một cách độc lập nhất vì “thất bại là mẹ thành công,” là công cụ hình thành tính cách hữu ích.
Nếu không để con vấp ngã (từ chuyện va đập, té đau ở những năm đầu đời cho đến việc thua hay mất quyền lợi trong trò chơi thể thao hay trò chơi tuổi thơ nào đó), chúng sẽ không tự ý thức phát triển tính mạnh mẽ, quyết tâm chiến đấu để tồn tại và dành thắng lợi.
“Tính cách” là một thuật ngữ nhiều người đang nhầm lẫn, hiểu sai, ám chỉ cái có bẩm sinh, khó uốn nắn mà con người đã định sẵn ngay từ lúc mới sinh ra. Thực chất tính cách không chỉ phụ thuộc vào gien di truyền, mà còn do quá trình giáo dưỡng. Vì vậy môi trường tác động đến sự sống nhiều hơn chúng ta tưởng tượng. Khi quan sát tính cách của trẻ 6 tháng tuổi so với lúc chúng bước vào ngưỡng tuổi 30, các nhà phân tích tâm lý vẫn nhìn thấy sự tương quan tương đối giống nhau, từ đó có thể khẳng định 6 tháng đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng.
Hai giai đoạn phát triển cần chú ý ở trẻ
Ông Tough phân chia cuộc đời trẻ thành 2 giai đoạn điển hình cần lưu ý.
Giai đoạn trước khi đi mẫu giáo
Giai đoạn này rơi vào khoảng 18 tháng tuổi, trẻ còn gắn chặt với bố mẹ. Đây là chặng đường trẻ dễ bị kiểm soát nhất và được bố mẹ chỉ dạy từng câu, từng chữ, từng hành vi, cử chỉ. Trong trường hợp trẻ muốn chia sẻ, muốn thể hiện xúc cảm mà người khác hiểu được, như vậy đã là thành công và rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Giai đoạn vị thành niên
Trẻ vị thành niên khá cứng đầu và nếu không có sự điều chỉnh đúng đắn, kịp thời, trẻ dễ bị sa ngã. Ở lần đầu tiên chúng dám đứng lên chống trả, phản ứng quyết liệt, thì phụ huynh cần khuyên răn, bảo ban nhẹ nhàng, không nên quát tháo.
Giai đoạn này là bước chuyển biến lớn trong hành vi, tính cách trẻ, là tiền đề quyết định tương lai, bố mẹ phải hết sức khéo léo.
Nhiều trẻ đang phải hứng chịu áp lực do chính bố mẹ đặt ra, họ liên tục nhồi nhét nguyện vọng trên trời khi khả năng con cái chỉ ở mức bình thường. Họ yêu cầu, định hướng cho con theo ngành nghề có thể hái ra tiền trong khi sức học của trẻ vẫn còn bập bõm, chưa vững chắc.
Nhiều gia đình chấp nhận đầu tư cho con học thêm các kiểu nhưng kết quả điểm số vẫn thấp, tiền mất, con không tiếp thu được với nhiều nguyên nhân hiện hữu. Chẳng hạn như trẻ hoàn toàn mất gốc, chỉ biết phần ngọn thì khác chi kiểu học thuộc lòng, nếu gặp bài tương tự, mới hiểu phương pháp giải, còn sai lệch chút ít, lại bối rối, không có tư duy logic.
Tất nhiên bố mẹ có quyền tác động vào tâm tư, tình cảm trẻ và nhà trường cũng thế. Ngoài các môn học chính, nhà trường tổ chức dạy các môn văn hóa như âm nhạc, cờ vua, cờ tướng hay giáo dục thể chất, cũng nhằm mục đích phát triển tính cách trẻ, giúp chúng trải nghiệm cảm giác thắng-thua, rèn luyện tinh thần quyết tâm cao độ, người thắng được tuyên dương trên bảng vàng, kẻ thua cũng được khích lệ, chứ không bị ruồng bỏ, la mắng.
Vì thế phụ huynh cũng nên mỉm cười dù con chưa thực sự thành công và tích cực động viên con phấn đấu hơn nữa trong những lần sắp tới.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

6 thực phẩm không nên cho bé ăn khi bị sốt

Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể bé giảm sút, năng lượng bị tiêu hao nhiều. Do vậy, việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vẫn có một số thực phẩm cần tránh.
1. Trứng
Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên cho trẻ ăn trứng khi bị sốt. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Trẻ em bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Không nên cho trẻ ăn trứng khi bị sốt
Vì vậy, khi bị sốt, không nên cho trẻ ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
2. Nước lạnh
Khi trẻ bị sốt, nếu bạn cho trẻ uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể trẻ sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
3. Mật ong
Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể trẻ bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Cho trẻ ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể trẻ bị tăng thêm nhiệt độ
4. Thực phẩm chứa nhiều đường
Khi bị sốt, bạn không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước ép trái cây nguyên chất như nước cam, dưa hấu… và các loại bánh kẹo ngọt mà có chứa nhiều đường. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Theo nghiên cứu thực hiện vào những năm 1970 cho thấy tăng glucose sẽ giảm khả năng cô lập và phá hủy của các bạch cầu đối với vi khuẩn. Vì vậy, nên hạn chế đường trong thời gian trẻ bị sốt.
5. Thực phẩm khó tiêu
Khi sốt, bộ máy tiêu hóa của trẻ không khỏe như bình thường, trong khi đó cá loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.
6. Trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể trẻ. Mặt khác, nếu trẻ đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên
Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé bằng cách tăng cường những thực phẩm mềm, dễ nuốt như: cháo, súp; uống nước trái cây pha loãng sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy cơ thể bé đã khoẻ trở lại.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ